1. Chỉ định nhổ răng thừa
|
Phương pháp điều trị nhổ răng thừa |
Việc loại bỏ các răng thừa được chỉ định khi:
- Có dấu hiệu rõ ràng làm thay đổi mọc răng hoặc chiếm chỗ răng cửa giữa;
- Có liên quan đến bệnh lý;
- Chỉnh hình răng của một răng cửa ở gần răng thừa được dự kiến;
- Sự hiện diện của răng thừa sẽ ảnh hưởng đến việc ghép xương ổ răng thứ cấp ở bệnh nhân hở môi và hở hàm ếch;
- Răng trong xương được chỉ định cấy ghép thay thế;
- Răng thừa mọc lộ ra ngoài.
2. Chỉ định theo dõi nếu không nhổ bỏ răng thừa
Nhổ bỏ không phải lúc nào cũng là giải pháp được chọn lựa để điều trị răng thừa. Chúng có thể được theo dõi mà không cần phải nhổ bỏ trong các trường hợp sau:
- Các răng có liên quan đã mọc đầy đủ, đúng quy luật chung;
- Không có dự kiến điều trị chỉnh hình răng mặt;
- Không liên quan đến bệnh lý;
- Nhổ bỏ sẽ làm phương hại đến răng liên đới hoặc răng bên cạnh.
3. Lời khuyên sau khi nhổ răng thừa
Ba yếu tố ảnh hưởng đến thời gian cần thiết để răng ngầm mọc ra sau khi nhổ bỏ răng thừa:
- Khoảng cách dịch chuyển răng ngầm vĩnh viễn;
- Khoảng không gian có sẵn trong cung răng của răng ngầm.
Nhổ răng thừa cản trở mọc răng vĩnh viễn thường mang lại kết quả, cung cấp đủ chỗ cần thiết trên cung răng. 75% răng cửa mọc lên một cách tự nhiên sau khi nhổ răng thừa. Việc mọc răng xảy ra trung bình khoảng 18 tháng với điều kiện là răng cửa không quá xa vị trí và đủ chỗ cần thiết.
Nếu có đủ chỗ trên cung răng cho răng cửa mọc ngầm sau khi nhổ răng thừa, cần đảm bảo duy trì chỗ trống cho răng bằng khí cụ tháo lắp đơn giản. Nếu không đủ chỗ, cần phải dịch chuyển răng lân cận để tạo ra không gian cho răng cửa mọc. Trong trường hợp đó, răng nanh của bộ răng sữa có thể phải được nhổ bỏ tại thời điểm nhổ răng thừa. Trường hợp có đủ không gian và răng cửa không mọc, phẫu thuật để lộ răng cửa và chỉnh hình kéo răng thường là cần thiết.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét