Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không là giải pháp cuối cùng được tính đến khi răng không thể bảo tồn. Có khá nhiều trường hợp răng cửa bắt buộc phải nhổ bỏ nhưng đa phần bệnh nhân vẫn băn khoăn nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không và có ảnh hưởng nhiều hay không? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó.
♦ Khi nào nên nhổ răng cửa hàm trên?
Răng cửa hàm trên tuy không đóng vai trò ăn nhai chính trên cung hàm như răng hàm nhưng lại là răng có vai trò trực tiếp đầu tiên trong việc tiếp nhận và làm nhỏ thức ăn trước khi đưa tới răng hàm. Khi răng cửa khỏe mạnh thì việc phối hơp nhịp nhàng với răng hàm sẽ mang lại hiệu quả ăn nhai tốt. Tuy nhiên, khi răng cửa hàm trên cũng như hàm dưới gặp các vấn đề về cầu trúc thì việc ăn nhai cũng kém hơn, đó là chưa kể đến tính thẩm mỹ cho khuôn hàm mà răng cửa mang lại.
Răng sâu, chấn thương không thể bảo tồn nên nhổ bỏ
Bảo tồn răng luôn là nguyên tắc cơ bản mà nha sỹ hướng tới, nếu như răng sâu, răng mẻ có thể bảo tồn thì bọc sứ hay hàn trám có thể khắc phục tạm thời được tình trạng này. Trong một số trường hợp nhất định, răng cửa hàm trên được yêu cầu nhổ bỏ càng sớm càng tốt để loại bỏ nguy cơ biến chứng có thể xảy ra.
Trường hợp răng cửa bị sâu quá nặng, cấu trúc của răng bị xâm lấn quá nhiều mà không thể bảo tồn hoặc việc điều trị tủy khi tủy vị viêm nhiễm nặng không mang lại kết quả thì nhổ răng là điều bắt buộc. Đặc biệt, khi phần chân răng bị lung lay, dẫn đến áp xe xương ổ răng thì việc nhổ răng cần được tiến hành càng sớm càng tốt để hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.
♦ Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không?
Nhổ răng cửa có ảnh hưởng gì không sẽ tùy thuộc khá nhiều vào công nghệ nhổ răng cũng như chuyên môn của nha sỹ.
Kỹ thuật nhổ răng cửa truyền thống cần sử dụng dụng cụ nạy làm cho răng lung lay và dùng kìm để nhổ toàn bộ chân răng. Phương pháp này thường gây nên tình trạng đau nhức kéo dài cho bệnh nhân và nguy cơ gây biến chứng khá cao. Đó cũng là lý do khiến cho bệnh nhân cảm thấy lo lắng và băn khoăn khi quyết định có nên nhổ răng hay không?
Tuy nhiên, mọi lo lắng của bạn sẽ được xóa bỏ với công nghệ mới của Hoa Kỳ, nhổ răng với máy siêu âm Piezotome. Sở dĩ đây là kỹ thuật nhổ răng thế hệ với an toàn, không biến chứng là bởi nó ứng dụng một công nghệ hoàn toàn mới. Mũi siêu âm với tần số biến điệu cao hoàn toàn không tác động đến xương hàm và không tách nướu nhiều mà chỉ tác động trực tiếp đến hệ thống dây chằng xung quanh răng mà thôi. Khi hệ thống dây chằng bị đứt thì phần răng sẽ được phân tách ra từng phần, nhờ đó dụng cụ kìm nha khoa sẽ lấy răng ra một cách nhẹ nhàng mà hoàn toàn không tác động đến dây thần kinh và hạn chế đau nhức tới mức tối đa.
Nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không?
Với công nghệ mới không ảnh hưởng đến xương hàm sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, thời gian lành thương diễn ra cũng nhanh hơn, nếu bạn vệ sinh răng miệng tốt thì sau 1 tuần phần lỗ chân răng vừa nhổ sẽ dần được lấp đầy và cảm giác đau nhức cũng sẽ thuyên giảm.
Thực hiện nhổ răng tại Nha khoa không chỉ ứng dụng công nghệ Piezotome thế hệ mới nhất mà quy trình nhổ răng cửa có đau không cũng tuân theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ với hệ thống khử khuẩn Extra AS tân tiến đảm bảo không lây nhiễm. Trước khi nhổ răng, nha sỹ sẽ tiến hành thăm khám kỹ lưỡng, nếu cần sẽ thực hiện chụp X-quang, xác định cụ thể tình trạng của răng như thế nào, vị trí ra sao, có ảnh hưởng đến dây thần kinh hay không. Thăm khám cũng chính là bước căn bản đầu tiên giúp cho quy trình nhổ răng cửa hàm dưới hay hàm trên đều được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Sau khi răng cửa được nhổ bỏ thì tốt nhất bạn nên thực hiện cấy ghép implant càng sớm càng tốt để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như ăn nhai tốt và hạn chế tối đa tình trạng tiêu xương có thể xảy ra.
Mọi băn khoăn về nhổ răng cửa hàm trên có nguy hiểm không, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Nha khoa theo số điện thoại dưới đây để được hỗ trợ trực tiếp một cách chính xác và chi tiết nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét